Tổng Hợp

Khi tham gia phỏng vấn, việc nói quá về năng lực của mình hầu như là vấn đề mà ứng viên nào cũng từng làm. Đơn giản là để ghi điểm được trong mắt nhà tuyển dụng và có nhiều cơ hội nhận được việc làm. Tuy nhiên, việc nói dối này cần có giới hạn, vì nếu nói quá sự thật, quá khả năng của bản thân thì rất có thể bạn sẽ mắc phải những sai lầm khi phỏng vấn và nhận việc.

Những điều nên nói dối khi ứng tuyển

Khi tham gia phỏng vấn, bạn có thể nói dối ở một số câu hỏi dưới đây, nó hoàn toàn có thể mang lại thiện cảm và ấn tượng tốt trước cái nhìn của nhà tuyển dụng:

Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi khá phổ biến mà các nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên. Do đó bạn hãy dự trù sẵn cho mình câu trả lời. Ở trường hợp này, bạn có thể không cần phải thành thật nói về yếu điểm lớn nhất của bản thân. Rất có thể đây chỉ là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn nhìn nhận bản thân và cách bạn khắc phục những khuyết điểm.

Hãy trả lời câu hỏi này bằng cách chỉ cần nêu ra một yếu điểm nhỏ của bản thân mà bạn mắc phải, hãy cân nhắc đây là khuyết điểm không gây ảnh hưởng cho công việc bạn đang phỏng vấn. Sau đó, hãy cho nhà tuyển dụng nhận thấy được sự cố gắng thay đổi bản thân để hoàn thiện hơn của bạn. Việc nói dối khi ứng tuyển này rất nhẹ nhàng và bạn có thể ăn điểm với người phỏng vấn.

Bạn sẽ làm gì trong 3 – 5 năm nữa?

Câu hỏi này thường được hỏi vì người tuyển dụng muốn biết bạn có thật sự muốn gắn bó với công ty không. Câu hỏi này nhằm xác định định hướng tương lai cũng như liệu bạn có yêu thích công việc này hay không. Do vậy, bạn không cần phải quá thành thật tiết lộ mong muốn của bạn trong tương lai. Thay vào đó, hãy nói về mong muốn phát triển công việc này trong 3 – 5 năm nữa. Hãy tập trung vào công hiện hiện tại sẽ mang đến những thành tựu gì cho sau này.

Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?

Đây là câu hỏi mà bạn nên nói dối khi ứng tuyển. Nếu chia sẻ quá thành thật về việc rời đi của bạn ở công ty cũ sẽ vô hình tạo nên sự lo sợ cho nhà tuyển dụng, vì trong tương lai bạn hoàn toàn có thể rời đi vì lý do đó. Vì vậy, ở trường hợp này bạn nên trả lời một cách chung chung, khách quan như khả năng phát triển, muốn thử thách bản thân hay sự thay đổi mục tiêu nghề nghiệp. Tuyệt nhiên không nên nói xấu công ty, sếp hay đồng nghiệp cũ.

Những điều không nên nói dối khi ứng tuyển

Ở trên chỉ là một số gợi ý nhỏ mà bạn có thể vận dụng để nói dối khi ứng tuyển. Tuy nhiên, sự thành thật vẫn luôn được ưu tiên và sẽ là tiền đề để giúp bạn có thể đậu phỏng vấn và hoàn thành tốt công việc. Từ học vấn, bằng cấp cho đến các chứng chỉ, giấy tờ chứng nhận, kỹ năng chuyên môn… bạn nên nói sự thật.

Các nhà tuyển dụng không hề dễ qua mặt. Bạn hoàn toàn có thể bị những lời nói dối quay lại đả kích. Mà mặc dù có vượt qua được vòng tuyển dụng, mà năng lực làm việc không đủ đáp ứng bạn hoàn toàn có thể bị sa thải. Do vậy, bạn cứ nói thật trình độ chuyên môn của mình, đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm ham học hỏi, phấn đấu để thăng tiến trong công việc của bạn.

Thực tế, các nhà phỏng vấn không phải lúc nào cũng luôn đòi hỏi sự hoàn hảo. Ngoài một số tiêu chí cần phải có để đáp ứng công việc cơ bản, họ sẽ luôn dành cơ hội cho những người thật thà, có sự cầu tiến, chăm chỉ và đam mê trong công việc.

Nói dối không phải là cách hay được khuyến khích. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp lời nói dối lại hữu ích hơn là sự chân thành. Tuy nhiên, hãy giữ cho mức độ lời nói dối ở mức vừa phải, đừng nói điều bạn chưa từng làm hoặc hoàn toàn không có khả năng làm.

Hy vọng với những chia sẻ khách quan ở trên, bạn đã biết được bản thân có nên hay không việc nói dối khi ứng tuyển. Rõ ràng, việc thành thật luôn được ưu tiên, nếu có thể bạn cứ chân thành thể hiện năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc của bản thân. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá qua năng lực và còn sự cầu tiến và chăm chỉ. Hãy cho họ thấy bạn hoàn toàn có thể học hỏi và hoàn thiện bản thân từng ngày. Đừng đánh mất cơ hội của chính mình vì nói dối quá đà nhé!