Tổng Hợp

Nếu bạn biết thì nhà quản trị có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của công ty, doanh nghiệp. Tổ chức có thể phát triển mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào sự quản lý và quyết định của họ. Vậy nhà quản trị là gì? Họ có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong tổ chức? Dưới đây là những thông tin bổ ích liên quan đến nhà quản trị có thể bạn sẽ cần đấy.

Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị được hiểu là những người lãnh đạo trong tổ chức, có nhiệm vụ lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát về con người, tài chính, vật chất cũng như toàn bộ công việc trong tổ chức một cách hiệu quả để giúp tổ chức ngày càng phát triển, ổn định và mau chóng đạt được những mục tiêu chung đã đề ra.

Vị trí của nhà quản trị trong tổ chức cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào phạm vi trách nhiệm và cơ cấu của doanh nghiệp, của tổ chức. Do vậy, họ có thể là Tổng giám đốc, chủ tịch cũng có thể trưởng phòng, trưởng bộ phận, hoặc là quản đốc…

Các cấp bậc của nhà quản trị

Sau khi biết được nhà quản trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhà quản trị sẽ bao gồm những cấp bậc nào nhé. Tuỳ theo đội ngũ quản lý cũng như quan điểm cấp độ quản trị trong doanh nghiệp, nhà quản trị thường sẽ gồm có: nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở.

Nhà quản trị cấp cao

Đây là nhà quản trị nắm quyền lực cao nhất, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của một dự án nào đó của tổ chức. Họ có thể chính là Tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc là Ủy viên Hội đồng quản trị…

Quản trị cao cấp là người hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh và phát triển cho tổ chức, là người hướng dẫn nhân viên cấp dưới thực hiện và tạo ra kết quả, tạo ra mục tiêu cuối cùng cho tổ chức.

Quản trị viên cấp trung gian

Đây là cấp quản trị đứng trên cấp cơ sở và đứng dưới cấp cao cấp. Họ sẽ là người nhận lệnh từ các nhà quản trị cao cấp và được hỗ trợ bởi các quản trị viên cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là nhận các kế hoạch và phương hướng từ các quản trị cấp cao, sau đó sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể để phổ biến cho các quản trị viên cơ sở làm theo. Họ có thể là trưởng phòng, trưởng khoa, quản đốc…

Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp trung gian cũng có nhiệm vụ là hoạch định rõ những dịch vụ, sản phẩm cần được sản xuất và quyết định cách đưa chúng đến với khách hàng bằng phương thức nào. Đồng thời, họ phải biết phân bổ nguồn lực phù hợp để vừa đạt kết quả cao vừa tiết kiệm được nguồn chi phí.

Nhà quản trị cấp cơ sở

Đây được biết đến là những nhà quản trị có quyền lực thấp nhất. Quản trị cấp cơ sở là những người làm việc trực tiếp với dịch vụ và hàng hoá của tổ chức. Họ nhận nhiệm vụ từ các quản trị cấp trung gian và có nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp và truyền năng lượng cho các nhân viên cùng thực hiện để đạt được kết quả chung cuối cùng. Họ thường làm ở vị trí trưởng nhóm, trưởng bộ phận, tổ trưởng, trưởng ca…

Vai trò của nhà quản trị là gì?

Vai trò thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người với nhau: Họ là người đại diện cho tổ chức đối thoại và điều hành các hoạt động. Họ lãnh đạo nhân viên làm theo, họ giám sát, đánh giá và kiểm soát công việc của nhân viên. Đồng thời là sợi dây liên kết giữa các cá nhân trong và ngoài tổ chức.

Nhà quản trị còn có vai trò tiếp nhận, thu thập, phổ biến thông tin và cung cấp thông tin ra bên ngoài. Mục đích là để lên phương án, giải thích hoặc hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện.

Ngoài ra, nhà quản trị còn có vai trò quyết định. Họ sẽ tìm phương án cải tiến để làm việc hiệu quả, giải quyết những vấn đề rủi ro không lường trước và thực hiện phân bổ nguồn lực một cách tối ưu nhất. Đồng thời, nhà quản trị còn trực tiếp đàm phán, giao dịch với tổ chức khác để tạo ra nhiều lợi ích nhất cho tổ chức.

Trên đây là những thông tin nổi bật nhất để giải đáp cho thắc mắc nhà quản trị là gì, nhiệm vụ và vai trò của họ trong một tổ chức, công ty. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho sự tìm hiểu về nhà quản trị của bạn. Nếu bạn có tham vọng để trở thành một quản trị trong tương lại, hãy trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng từ bây giờ, vì nó đòi hỏi nhiều yếu tố, nhiều kỹ năng bên cạnh bản lĩnh và sự cố gắng.