Tổng Hợp

Diễn giả là ngành nghề khá phổ biến hiện nay do nhu cầu về việc nâng cao kỹ năng sống của con người ngày càng gia tăng. Đó là lý do tại sao nhiều bạn, đặc biệt là giới trẻ lại đang rất quan tâm đến nghề này. Vậy diễn giả là gì? Nghề này có tiềm năng phát triển ra sao? Tìm hiểu nhé!

Khái niệm diễn giả là gì?

Diễn giả là những người sẽ đứng lên diễn thuyết được đám đông, là một nhóm người hoặc công chúng. Thông qua việc trực tiếp chia sẻ lại những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về một chủ đề, một lĩnh vực hay khía cạnh nào đó. Một số chủ đề sẽ xoay quanh đến con người, cuộc sống, xã hội, tâm lý… nó khá rộng và phức tạp, nên sẽ rất khó để phân định đúng sai, điều này đến từ cảm quan và nhận định của từng người.

Nhiệm vụ của diễn giả là truyền đạt những nội dung thông tin để tạo ra được những giá trị, những chuyển biến cảm xúc của người nghe. Có thể giúp học hành động và thay đổi cho cuộc sống thực tế. Để có hiệu ứng như vậy, diễn giả phải là người thật sự sâu sắc, lời diễn thuyết đủ thuyết phục người nghe hành động.

Nghề diễn giả có mức thu nhập cao hay thấp?

Diễn giả là gì và thực hư thu nhập ra sao? Mặc dù không được công khai con số cụ thể, nhưng được biết nghề diễn giả có mức thu nhập rất cao. So với nhân viên văn phòng thì diễn giả có thể kiếm được rất nhiều, chỉ với một buổi diễn thuyết, họ có thể kiếm được bằng cả tháng lương hoặc gấp đôi lương của nhân viên văn phòng.

Thu nhập của nghề diễn giả không tính theo tháng mà tính theo số buổi thuyết trình, trung bình khoảng từ 5 – 20 triệu đồng/buổi đối với người mới và những người có kinh nghiệm lâu năm. Thậm chí còn có thể cao hơn rất nhiều, nếu nhà diễn giả có tầm ảnh hưởng lớn, được nhiều người biết đến và nể trọng.

Tuy nhiên, mức thu nhập này sẽ không ổn định mà phụ thuộc vào số lượng các buổi diễn thuyết. Có tháng sẽ cao và có tháng sẽ ít hơn, nhưng nhìn chung đây vẫn là công việc mà rất nhiều người ngưỡng mộ và mơ ước.

Bên cạnh đó, nghề diễn giả còn có thể kéo theo sự phát triển của các hoạt động khác nhằm tăng thu nhập như thông qua các buổi diễn thuyết để bán hàng, truyền thông, viết sách, hoặc quảng cáo…

Nếu bạn muốn trở thành một diễn giả hãy dành thời gian nghiên cứu và theo đuổi nó. Vì ngành này thật sự sẽ mang đến cho bạn một nguồn thu nhập rất đáng kể và mở rộng phát triển sự nghiệp cho bạn trong tương lai.

Tiềm năng phát triển nghề diễn giả ở Việt Nam là như thế nào?

Ở thị trường quốc tế, phải thừa nhận rằng nghề diễn giả rất phát triển và khá quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì đây vẫn là một ngành nghề khá mới mẻ, mặc dù trong những năm gần đây, nghề diễn giả cũng được nhiều người biết đến và quan tâm, nhưng chung quy thì nghề này vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Mặc dù vậy, đây là ngành được đánh giá sẽ có những bước phát triển mới trong tương lai.

Dù chưa phải là ngành được đào tạo chính quy trong hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng nhưng việc trao dồi kiến thức và kỹ năng để trở thành diễn giả là điều bạn hoàn toàn có thể thực hiện, chỉ cần bạn đủ đam mê, đủ kiên trì tìm tòi, học hỏi.

Hiện nay, vẫn chưa có một công ty, doanh nghiệp nào chủ trương tuyển dụng nghề diễn giả, nên xu hướng phát triển của nghề này chủ yếu đến từ việc tiếp thị, livestream, âm thanh, hình ảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đến những người xem. Thông qua đó, tên tuổi cũng như thương hiệu cá nhân được phủ sóng rộng rãi và được cộng đồng chú ý hơn, lời nói của bạn cũng sẽ có giá trị hơn.

Với những nội dung đã chia sẻ, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã biết được diễn giả là gì, cũng như những kỹ năng và tiềm lực phát triển của ngành nghề này tại Việt Nam. Nếu thật sự có đam mê, bạn hoàn toàn có thể trau dồi kỹ năng để theo đuổi ngành diễn giả này. Chúc bạn sẽ thành công với ước mơ diễn giả của mình.