Tổng Hợp

Chi phí tài chính là gì? và chúng có ý nghĩa như thế nào đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy tham khảo ngay những thông tin về chi phí tài chính ở dưới đây, chắc chắn sẽ có ích cho bạn đấy.

Chi phí tài chính là gì?

Chi phí tài chính tên tiếng Anh là Financial Charges. Đây được biết đến là một khoản chi phí hoặc khoản lỗ phát sinh đến từ những hoạt động đầu tư về tài chính, cho vay hoặc đi vay vốn.

Chi phí tài chính còn được gọi là tài khoản 635, được sử dụng nhằm thể hiện các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán. Dựa trên chi phí này, kế toán sẽ tiến hành hạch toán để tính ra doanh thu, lãi hay lỗ của công ty.

Chi phí tài chính được chia thành 2 loại là chi phí bên có và chi phí bên nợ. Một số khoản chi phí tài chính bên nợ như: chi phí tiền lãi vay, lãi trả chậm, chiết khấu thanh toán, chi phí từ các khoản lỗ do nhượng bán hoặc thanh lý các nguồn đầu tư… Chi phí tài chính bên có như: các khoản ghi giảm trong chi phí tài chính, hoàn nhập chi phí dự phòng cho giảm giá của chứng khoán và tổn thất đầu tư vào tổ chức khác…

Ngoài ra, bạn cũng nên biết một số khoản phí không được tính vào chi phí tài chính như là: chi phí vận hành và quản lý, chi phí đầu tư và xây dựng, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bán hàng, chi phí bất động sản và một số loại chi phí khác.

Chi phí tài chính có những hình thức nào?

Để tìm hiểu rõ hơn về chi phí tài chính, chúng ta cùng điểm qua một số hình thức của chi phí tài chính phổ biến nhất hiện nay nhé!

Lãi suất

Lãi suất là chi phí để vay tiền từ một tổ chức cho vay nào đó. Đây là loại chi phí mà công ty phải chi trả khi vay tiền có thế chấp, bao gồm cả lãi suất chuyển số dư, lãi suất ứng trước tiền mặt, lãi suất trả chậm…

Phí trễ hạn

Đây là khoản chi phí mà bạn phải chi trả sau ngày trễ hạn. Để hạn chế được khoản phí này bạn hãy chủ động sắp xếp thời gian và thanh toán đúng thời hạn.

Phí khởi tạo

Thường người cho vay sẽ tính một khoản phí khởi đầu để xử lý các khoản vay của bạn. Đây là khoản phí trả trước dao động từ 0,5-1% trên khoản vay của bạn. Còn chi phí gốc thường phổ biến với các khoản thế chấp, như khoản vay cá nhân, khoản vay sinh viên… Tuy không được áp dụng với thẻ tín dụng nhưng nó có thể được sử dụng cho một số hạn mức tín dụng nhất định.

Tiền phạt trả trước

Trong một số trường hợp, bên cho vay có thể tính thêm một khoản phí trả trước mà người vay trả sớm hơn dự kiến. Nếu người vay trả sớm hơn sẽ bị tính phí phạt trả trước theo điều khoản của hợp đồng. Khoản chi phí này giúp người cho vay hạn chế việc mất một khoản thu nhập từ lãi suất.

Chi phí tài chính có ý nghĩa như nào?

Đã tìm hiểu về chi phí tài chính là gì? Vậy chúng có ý nghĩa như nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào mức chi phí tài chính giảm hoặc tăng để năm bắt được tình hình kinh doanh của công ty. Cụ thể:

Nếu chi phí tài chính tăng thì có thể xảy ra hai trường hợp. Một là, công ty đang trên đà phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh. Hoặc là, chi phí tài chính tăng còn có thể là do doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng thu hồi và có thể bị lỗ nặng.

Nếu chi phí tài chính giảm cũng sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Một là do doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, không có khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Hoặc là, điều này cho thấy doanh nghiệp kiểm soát khá hiệu quả các khoản chi tiêu, giảm được chi phí kinh doanh và thúc đẩy tăng lợi nhuận cho công ty.

Với những gì đã chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc chi phí tài chính là gì? cùng những điều mà bạn cần phải lưu ý khi liên quan đến ngành nghề này. Hy vọng những kiến thức này đã giúp ích cho sự tìm hiểu của bạn. Chúc bạn thành công!